Xuất khẩu lao độngNhật bản trong mấy năm gần đây đang thu hút được sự quan tâm của nhiều người
lao động Việt Nam. Rất nhiều người muốn được sang làm việc tại đất nước này
nhưng việc chọn ngành nghề phù hợp luôn là nỗi băn khoăn của nhiều người. Ngành
xây dựng, đang được nước Nhật ưu tiên tuyển dụng lao động với số lượng lớn nhằm
thái thiết đất nước sau thiên tai và phục vụ cho thế vận hội vào năm 2020. Tuy
nhiên, hiện nay có rất nhiều lao động đang có cái nhìn chưa đầy đủ và chính xác
về ngành nghề này khi có ý định đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Đây là những
suy nghĩ chung của mọi người khi nhìn nhận từ ngành xây dựng của nước ta, nhìn
vào sự thiếu thốn trong đời sống sinh hoạt của những công nhân tại các công trường.
Bài viết sau đây của Công ty JVNET phần nào đó sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về
ngành xây dựng (các đơn hàng xây dựng ) tại Nhật Bản
Xuất khẩu lao động
ngành xây dựng tại Nhật Bản
1.Sinh hoạt
Trước hết, nếu chỉ
nhìn vào những lao động trong ngành xây dựng tại Việt Nam, rõ ràng sẽ không có
ai muốn theo ngành xây dựng bởi nó vất vả và có điều kiện sinh hoạt kém hơn rất
nhiều so với các ngành khác. Với mỗi công trình, công nhân thường phải dựng lều,
dựng lán để sinh hoạt và trông công trình. Do đó không thể tránh được sự thiếu
thốn về sinh hoạt.
Trái lại, với công
nhân tại các công trường tại Nhật Bản, họ vẫn làm theo thời gian quy định là 8
tiếng/ngày và có nhà riêng để sinh hoạt. Khi các xí nghiệp chọn nơi ở cho công
nhân, họ luôn phải đảm bảo về điều kiện sinh hoạt như điện, nước, gas, điều
hòa, máy giặt, đi lại… Nếu thiếu một trong những yếu tố này và làm ảnh hưởng đến
đời sống của người lao động tức là xí nghiệp đó đã phạm luật tiếp nhận lao động.
2.An toàn
Với mọi xí nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì an toàn lao động luôn là số 1. Tuy nhiên
cách thực hiện thì hoàn toàn khác nhau, và cách đảm bảo an toàn lao động của
người Nhật thì tiên tiến và quy chuẩn hơn ở Việt Nam rất nhiều.
Tại Nhật, tất cả
công cụ, máy móc sử dụng trong ngành xây dựng đều theo quy chuẩn an toàn thế giới,
luôn có tuổi thọ và thời hạn sử dụng tối đa theo quy định an toàn lao động.
Hơn nữa, mỗi lao động
khi sang làm việc tại Nhật Bản đều được đóng bảo hiểm, đối với mỗi cá nhân khi
gặp các vấn đề liên quan đến tình trạng sức khỏe, tai nạn lao động thì đều nhận
được sự hỗ trợ rất cao từ phía cơ quan bảo hiểm của Nhật, mức hỗ trợ cho những
rủi ro cao nhất có thể lên tới 2,5 ~ 3 tỷ đồng. Chính vì vậy, tất cả các xí
nghiệp xây dựng của Nhật luôn cố gắng đảm bảo điều kiện an toàn lao động ở mức
tối đa đối với người lao động.
3.Thu nhập
Về cơ bản, mức thu
nhập của lao động ngành xây dựng tại Nhật Bản không có sự chênh lệch lớn so với
các ngành nghề khác. Mức lương cơ bản mà lao động ngành xây dựng được ký hợp đồng
cũng tương tự các ngành nghề khác, thậm chí có phần nhỉnh hơn.
4. Công việc không
quá khó khăn
Khi đã xác định đi
xuất khẩu lao động thì dù ở bất cứ thị trường nào, làm bất cứ công việc gì đều
sẽ vất vả, căng thẳng không kém gì Việt Nam. Nhiều lao động thường hiểu sai rằng
khi đến các nước tiên tiến làm việc thì công việc sẽ rất nhẹ nhàng. Thực chất
thì chỉ có điều kiện sinh hoạt, ăn ở tốt hơn, còn riêng về công việc thì căng
thẳng hơn rất nhiều, đặc biệt là Nhật Bản- đất nước được coi nhà chăm chỉ nhất
thế giới.
5.Người Nhật rất
tôn trọng ngành xây dựng
Ngành xây dựng là
ngành đặc biệt quan trọng với sự phát triển của đất nước. Đối với Nhật Bản, một
đất nước thường xuyên có động đất thì việc nâng cao mức độ quan trọng trong việc
phát triển ngành xây dựng lên tầm số 1 thế giới là điều đất nước luôn mong muốn.
Được làm việc trong các công trường xây dựng là niềm vui, niềm tự hào của những
con người này.
Hy vọng những thông
tin JVNET cung cấp sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn về nghề xây dựng tại đất nước
Nhật Bản. Giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn trong việc chọn ngành nghề khi đi XKLĐ
Nhật Bản. Chúc bạn thành công
0 nhận xét:
Đăng nhận xét