Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

XKLĐ Nhật Bản ngành xây dựng –Phí giảm, được ra hạn 2 năm

Năm 2020, Nhật Bản đăng cai thế vận hội Olympic, đây là sự kiệ thể thao nhiều môn mùa hè và sẽ được tổ chức tại Tokyo. Hiện nay khu thể thao Olympic ở Tokyo và một số thành phố khác của Nhật Bản, hiện đang trong quá trình triển khai xây dựng để phục vụ đúng vào dịp thế vận hội dự kiến khai mạc.



Tuy nhiên, hiện tại Nhật Bản đang thiếu hụt trầm trọng nguồn lao động trẻ, người dân Nhật Bản thì hầu như rất ít tham gia vào các công việc xây dựng phổ thông. Do đó, các công việc liên quan đến xây dựng như giàn giáo, cốp pha…thì hầy như là lao động nước ngoài ở Nhật Bản đảm nhận.
Những năm 2013 trở về trước thì lao động Trung Quốc trong ngành xây dựng tại Nhật Bản chiếm khoảng 60% nhưng những năm gần đây thì lao động Việt Nam được Nhật Bản ưu tiên tuyển dụng. Chính vì vậy, từ ngày 1/4/2015 bộ lao động Nhật Bản quyết định tăng hạn mức hợp đồng tối đa đối với diện thực tập sinh người nước ngoài làm việctại Nhật Bản lên thành 5 năm.
Chương trình này quy định cụ thể như sau: Những thực tập sinh có visa nhập cảnh vào Nhật Bản trong ngành xây dựng thì sau 3 năm hết hạn hợp đồng, nếu chủ sử dụng lao động đề nghị ký gia hạn thêm 2 năm, lao động đồng ý thì được gia hạn thêm tiếp 2 năm. Còn đối với những lao động có visa xây dựng đã hết hạn hợp đồng về nước từ trên 1 năm trở lên, thì có thể quay lại Nhật Bản làm việc tiếp với ngành nghề xây dựng. Chương trình này có hiệu lực từ ngày1/04/2015 đến ngày 31/03/2021.
Mục đích của chương trình là để bù đắp vào số lượng lao động đang thiếu của ngành xây dựng ở Nhật Bản. Hiện nay các đơn hàng xây dựng tuyển lao động Việt Nam cũng được mở rộng rất nhiều các tiêu chí.
- Đối với bằng cấp: Không yêu cầu bằng cấp 3 như trước, nhiều đơn hàng không yêu cầu bằng cấp hoặc chỉ cần bằng cấp 2
- Đối với độ tuổi: Nhiều đơn hàng xây dựng mở rộng tới 39 tuổi
- Hầu hết các đơn hàng xây dựng hiện nay đều lấy lao động phổ thông.
- Chi phí xuất cảnh được giảm nhiều
- Tiền đặt cọc chống trốn cũng thấp hơn các ngành nghề khác rất nhiều, chỉ bằng khoảng ½ các đơn hàng trong nhà xưởng.
Với quyết định ra hạn thêm 2 năm thành 5 năm cùng với giảm một số tiêu chí như tiền xuất cảnh, tiền đặt cọc của phía cơ quan Nhật Bản và các công ty dịch vụ lao động của Việt Nam. Thì đây quả là một niềm vui lớn đối với những lao động đang có ý định đi xuất khẩu lao động Nhật Bản làm xây dựng.
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét