Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành xây dựng –những điều bạn nên biết



Xuất khẩu lao động Nhật Bản trong những năm gần đây đang thu hút được lượng lớn sự quan tâm của người lao động Việt Nam. Bởi lẽ thị trường này mang lại cho người lao động công việc ổn định, mức thu nhập cao và nhiều chế độ đãi ngộ.

Để đi sang Nhật làm việc, sẽ có rất nhiều ngành nghề để bạn lựa chọn, trong đó ngành xây dựng được Nhật Bản ưu tiên tuyển dụng để phục vụ tái thiết lại đất nước sau thiên tai cũng như chuẩn bị cho thế vận hội Olympic được tổ chức vào năm 2020. Tuy nhiên, rất nhiều người lao động đang hiểu sai về ngành xây dựng khi có ý định đi XKLĐ Nhật Bản. Đây là những suy nghĩ chung của mọi người khi nhìn nhận từ ngành xây dựng của nước ta, nhìn vào sự thiếu thốn trong đời sống sinh hoạt của những côn nhân tại các công trường. JVNET sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành xây dựng của Nhật Bản qua bài viết sau.
Xuất khẩu lao động ngành xây dựng tại Nhật Bản
1.Sinh hoạt
Nếu chỉ nhìn vào những lao động trong ngành xây dựng tại Việt Nam thì rõ ràng sẽ không có ai muốn theo ngành xây dựng bởi nó vất vả và có điều kiện sinh hoạt kém hơn rất nhiều so với các ngành nghề khác. Với mỗi công trình, công nhân được thường dựng lều tạm cạnh công trình để sinh hoạt và trông công trình luôn. Do đó không thể tránh được sự thiếu thốn trong sinh hoạt.
Khác với ở Việt Nam, công nhân tại các công trường của Nhật Bản họ vẫn làm theo thời gian 8 tiếng/giờ và có nhà riêng để sinh hoạt. Khi các xí nghiệp chọn nơi ở cho công nhân, họ luôn phải đảm bảo về điều kiện sinh hoạt như gas, điện, nước…
2.An toàn
Với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì an toàn lao động luôn là số 1. Tuy nhiên cách thực hiện thì có thể khác nhau và cách đảm bảo an toàn lao động của người Nhật thì tiên tiến và quy chuẩn hơn ở Việt Nam gấp nhiều lần.
Tại Nhật, tất cả các máy móc sử dụng trong ngành xây dựng đều theo quy chuẩn an toàn thế giới, luôn có tuổi thọ và thời hạn sử dụng tối đa theo quy định an toàn lao động.
Hơn nữa, lao động sang làm việc tại Nhật Bản đều được đóng bảo hiểm. đối với mỗi cá nhân khi gặp tai nạn liên quan đến tính mạng sẽ đều nhận được khoản tiền bảo hiểm từ 2.5-4 tỷ đồng. Chính vì vậy, không xí nghiệp nào dám để cho người lao động của mình rơi vào tình trạng không an toàn.
So với các ngành khác thì làm xây dựng tại Nhật Bản luôn có mức lương nhỉnh hơn. Hơn nữa, xí nghiệp Nhật rất hiểu lao động Việt Nam, họ cũng luôn hiểu rõ mong muốn tìm kiếm thu nhập của các bạn trẻ trong những năm tháng sang Nhật làm việc, họ sẵn sàng cho các bạn tăng ca để có thêm thu nhập.
4. Công việc không quá khó khăn
Khi bạn đã xác định đi xuất khẩu lao động thì dù làm bất cứ công việc gì, ở thị trường nào thì cũng sẽ đều vất vả, căng thẳng không kém gì Việt Nam. Nhiều lao động thường hiểu sai rằng khi  sang các nước tiên tiến làm việc thì công việc sẽ rất nhẹ nhàng. Thực chất thì sang với các nước tiên tiến thì chỉ điều kiện sinh hoạt, ăn ở là tốt hơn, còn riêng về công việc thì căng thẳng hơn rất nhiều, đặc biệt là Nhật Bản – đất nước được coi là chăm chỉ vào bậc nhất thế giới.
Khác với các công việc trong nhà xưởng, trong dây truyền sản xuất, ngành xây dựng có nhiều thuận lợi và khó khăn riêng:
Thuận lợi:
-         Làm việc ngoài trời, không khí thoáng và dễ chịu hơn
-         Công việc không liên tục như trong nhà xưởng nên có nhiều thời gian chết, nghỉ ngơi
-         Có thể trao đổi, giao tiếp trong giờ làm việc, là cơ hội để nâng cao năng lực tiếng.
-         Được tiếp cận với nhiều máy móc và có thể dễ dàng phát triển tiếp chuyên môn khi về nước.
Khó khăn:
-Khó khăn khi thời tiết vào mùa mưa nắng gay gắt
-Công việc không được sạch sẽ như làm trong nhà xưởng
- Tiêu chuẩn đi khó hơn (thông thường yêu cầu cao về sức khỏe, chiều cao, cân nặng)
-Nhìn nhận không tốt từ người xung quanh: Gây ảnh hưởng đến tâm lý khi tham gia đơn hàng xây dựng của nhiều ứng viên. Vì thực chất mọi người đều đặt hình tượng công nhân xây dựng Việt Nam vào các ngành này tại Nhật Bản.
Hiện tại, mỗi năm ngành xây dựng Nhật Bản cần 150.000 lao động xây dựng nước ngoài để cung cấp cho ngành này nhằm mục đích tái thiết đất nước sau thiên tai và chuẩn bị cho Olympic năm 2020 sắp tới. Có thể nói đây là cơ hội hiếm có cho những ai mong muốn làm việc, phát triển tay nghề tại Nhật Bản.
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét